Cận cảnh sửa soạn và cúng Tết Đoan Ngọ theo đúng phong tục của gia đình Hà Nội gốc

Dù xã hội phát triển và thay đổi nhưng Tết Đoan Ngọ của gia đình gốc Hà Nội gần 500 năm ở Tây Mỗ này vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc biệt.

Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết “giết sâu bọ”. Trong ngày này, người dân phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Từ sáng sớm, nông dân đã ra đồng “giết sâu bọ” theo đúng nghĩa đen của nó.

Tuy nhiên, theo đà phát triển của xã hội, Tết Đoan Ngọ đang dần mất đi nét đẹp thuần túy của nó, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Vào đúng dịp Tết Đoan Ngọ 2016, PV đến thăm gia đình ông Trần Văn Phúc và bà Nguyễn Thị Nhã ở Làng Tây Mỗ. Gia đình ông Phúc tính đến nay đã định cư tại Tây Mỗ ngót nghét gần 500 năm.

 Căn nhà thờ tổ của Dòng họ Trần Văn – một dòng họ lâu đời ở Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm)

Bà Nguyễn Thị Nhã (SN 1962) – vợ ông Phúc tự hào ôn lại truyền thống của một dòng họ lớn ở Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội): “Dòng họ nhà mình ở đây tính đến nay đã 500 từ đời là vua Lê. Cụ tổ nhà mình là công thần nên con cháu cứ lớn lên theo mảnh đất này”.

Căn nhà thờ tổ của dòng họ cũng đã có tuổi đời cả trăm năm và mới được trùng tu trong thời gian gần đây. Nhân dịp Tết Đoan Ngọ, gia đình ông Phúc cũng đã chuẩn bị sắm lễ từ sáng sớm.

 Từ sáng sớm, bà Nhã đã ra chợ để tận tay mua những loại hoa quả tươi ngon nhất.
Bà vẫn duy trì một số tập tục truyền thống như: trẻ con ăn bánh tro, rượu nếp để diệt sâu bọ.
 Ông Phúc tâm sự: “Ngày xưa cứ đến ngày này là trẻ con háo hức lắm, đứa nào cũng ngà ngà say rượu nếp”.
Ông Phúc tâm sự: “Ngày xưa cứ đến ngày này là trẻ con háo hức lắm, đứa nào cũng ngà ngà say rượu nếp. Làm cỗ Tết Đoan Ngọ thì phải làm từ sáng sớm đến trước 11h trưa để trẻ con ăn rượu nếp, ăn mận, vải”.

Ông Phúc giải thích: “Bởi vì các cụ quan niệm, ăn rượu nếp chủ yếu là để diệt giun sán, đặc biệt là trẻ con, nên phải cúng từ sớm để trẻ con ăn cỗ rồi kịp đi học buổi chiều”.

Bà Nhã ngồi nghe chồng nói cũng kể lại ngày còn bé của mình: “Ngày xưa, vùng này là nông thôn, nhà nào nhà nấy tự làm rượu nếp. Mình còn nhớ mẹ mình ngày xưa phải thức trắng mấy ngày để làm trước ngày 5/5.

Trước là để dâng lên tổ tiên, sau là để trẻ con ăn để giết giun sán. Nhưng bây giờ cái gì cũng tiểu thương hóa, chỉ cần ra chợ là có tất nên cũng chẳng mấy nhà giữ được nét thuyền thống đó nữa”.

Ông Trần Văn Phúc có tất cả 3 người con 2 trai – 1 gái, nhưng các con ông đều bận rộn với công việc. Trong nhà sáng nay, chỉ có vợ chồng ông Phúc và đứa cháu đích tôn.

Ông Phúc cho biết: “Mình không phải trưởng họ nhưng được thừa hưởng nhà thờ tổ nên phải có trách nhiệm với dòng họ”.

Thoáng một chút hối tiếc, bà Nhã tiếp lời: “Khoảng chục năm trở về trước, ngày Tết Đoan Ngọ nó cũng giống như Tết Âm Lịch vậy. Gia đình quây quần, con cháu trở về thắp hương cho ông bà rồi cùng nhau ăn rượu nếp, bánh tro.

Ở làng này còn có cốm hoặc bánh cốm nữa. Nhưng giờ con cháu làm ăn xa, ai cũng bận rộn với công việc nên ngày này cũng chỉ cúng hoa quả và đĩa xôi thịt thôi”.

Bà Nhã còn bật mí, Tết Đoan Ngọ còn có một phong tục rất đặc biệt, tức là vào ngày này những anh con rể tương lai (trai chưa lấy vợ, mới chỉ yêu đương) bắt buộc phải mang hoa quả đến nhà người yêu để thắp hương.

“Đấy là phong tục ngày mùng 5/5, còn đến lễ Xôi Mới (10/10 Âm lịch) là phải mang đôi ngỗng đến nhà người yêu. Tất nhiên, mang cả đôi đến nhà gái cũng lại quả cho 1 con mang về”, bà Nhã cười lớn.

Theo truyền thống, người đàn ông sẽ chịu trách nhiệm hương khói.
Bà Nguyễn Thị Nhã chịu trách nhiệm phần lễ.

Bà cấu mong sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc,… cho gia đình.

Tết Đoan Ngọ ngày nay đã lược bớt một số phong tục truyền thống do cha ông để lại, nhưng nó vẫn kế thừa một số nét đẹp văn hóa. Đơn cử, nhiều gia đình đã chuẩn bị lá mùi để tắm vì nó có khả năng phòngbệnh và tẩy trừ “sâu bọ”.

Hay như có gia đình tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma. Đặc biệt, trong ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu rượu nếp và bánh tro.

Ông Phúc cho biết: “Vì nhà chỉ có hai vợ chồng nên làm đơn giản thôi, buổi sáng thì cúng hoa quả. Buổi trưa cúng xôi thịt”.

Ông Trần Văn Phúc cùng vợ – bà Nguyễn Thị Nhã và cháu nội.

“Năm nào nhà mình cũng mua rượu nếp về thắp hương, sau để trẻ con ăn. Đó là truyền thống dân tộc từ bao đời nay đã thực hiện và kể cả các đời sau nay cũng phải kế thừa thuyền thống như thế”, bà Nhã cho biết.

Theo Nguoiduatin

The post Cận cảnh sửa soạn và cúng Tết Đoan Ngọ theo đúng phong tục của gia đình Hà Nội gốc appeared first on Tin Mới Nhanh.



from Tin Mới Nhanh http://ift.tt/1XbtD0h
via IFTTT

Related

Tin Mới Nhanh 6027095663128033038

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item