Lễ hội chùa Hương: Nơi lắng lòng mình của mỗi Phật tử

Chùa Hương hay còn gọi là Hương Sơn là một trong điểm đến văn hóa tâm linh truyền thống của người dân Việt. Nơi đây còn được mệnh danh là “lễ hội vui nhất trời nam” bởi vì mỗi khi Hương Sơn vào hội nơi đây có số lượng du khách xa gần từ khắp nơi về dự lễ hội chùa Hương rất đông cộng với một không gian rộng lớn và thời gian tổ chức lễ hội kéo dài. Dù người đi đến thăm quan du lịch Chùa Hương vào bất cứ thời điểm nào cũng mang trong mình một cảm xúc thổn thức khó tả khi hành hương về cõi phật. Đây là một trong nét đẹp văn hóa “uống nước nhớ nguồn” đã được truyền qua bao đời nay của người dân Việt.

Nên đi lễ hội Chùa Hương vào thời gian nào?

Bạn nên tránh đi vào dịp Hội Chùa Hương ra, vì đây là khoảng thời gian rất đông và xô bồ, dịch vụ thì bị chặt chém. Thời gian nên đi, tất cả các tháng trừ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nếu bạn đi Lễ thì phải đi vào dịp lễ Hội rồi.

1. Đi đến Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Bạn có thể đi du lịch chùa Hương 1 ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

2. Thăm quan tại Chùa Hương
Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa. Giá cáp treo là 120.000 cho 2 chiều và 80.000 cho 1 chiều.

Du lịch chùa Hương - GSV Travel

Các điểm tham quan chính tại Chùa Hương

Tại quần thể khu di tích Chùa Hương có khá nhiều địa danh để bạn có thể khám phá. Ngoài những cái tên nghe quan như Bến Đục, Suối Yến còn có Đền Trình, Thiên Trù, Động Hương Tích…

Các tuyến tham quan gồm có:

Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích
Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn

Chuẩn bị đồ lễ khi đi du lịch chùa Hương

– Khi đi lễ hội chùa Hương, bạn định đi lễ ở địa điểm nào thì nên chuẩn bị lễ dâng từ nhà gồm hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ, không nên dâng lễ mặn như xôi, gà…
– Chùa Hương cấm vàng mã dâng lễ Phật nên các bạn không mua nhé. Nếu đi vãn cảnh thì cũng không cần phải mua hương hoa gì cả. Nếu thành tâm thì vào đặt một chút tiền đen ở những ban chính như Ban Tam bảo là được chứng hết rồi.
– Chùa Hương rất nổi tiếng với nhiều đặc sản như: Chè củ mài, mơ quả hay rau sắng …Khi mua bất cứ thứ gì, bạn nên hỏi rõ giá cả và kiểm tra kĩ số lượng, chất lượng. Trả giá và mua tránh bị kì kèo vòi thêm.

3. Nhà hàng ăn uống tại Chùa Hương

Ở Chùa Hương có rất nhiều nhà hàng phục vụ khách du lịch chùa Hương nằm rải rác hai bên đường từ bến đò vào Thiên Trù. Các Nhà hàng phục vụ ẩm thực thịt thà, rau cỏ đủ cả, đặc biệt có bán thịt hoãng, nhím… Đây là những hình ảnh nhức nhối, nhức mắt tại khu tâm linh, tuy nhiên do nhu cầu của nhiều du khách về với lễ hội Chùa Hương nên người dân làm kinh doanh vẫn công khai bày bán rất nhiều. Các nhà hàng phục vụ với thực đơn ăn khá hợp lý và nhanh.

Đặc sản ở chùa hương: mơ Chùa Hương, Rượu Mơ, Chè Củ Mài, Chè Lam, Rau Sắng, bạn cũng có thể mua phong lan rừng …

ban do - du lich chua Huong - GSV Travel

Lưu ý:
– Cứ quán to thì vào, không vào quán lụp xụp.

– Tránh ăn các món như phở, bún, bánh cuốn…Đặc biệt không nên ăn thịt thú rừng vì chất lượng không tốt.

– Không nên ăn uống quá nhiều, vì dịch vụ vệ sinh nơi đây chưa được hoàn thiện, sẽ gây bất tiện. Nếu đi vào các ngày thường, khu vệ sinh dọc đường lên động còn bị khóa cửa…các bạn phải thiên nhiên thôi.

Những lưu ý khi đi du lịch Chùa Hương

– Nên đi theo nhóm khoảng 6- 7 người, vì khi đi theo nhóm, các dịch vụ sẽ đáp ứng tốt hơn. ( Đi lẻ 1,2 người thì dịch vụ đò, tiền chờ đò sẽ nhiều hơn. Khi đi cáp treo phải chờ đợi vì đủ người họ mới đi (khoảng 20 người)

– Nên chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ, mặc dù ở Chùa có dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiến lẻ nhưng bạn sẽ bị thiệt khi đổi kiểu 10 lấy 7.

– Khi đi không nên mang quá nhiều đồ, sẽ rất mệt nếu phải ôm nhiều đồ lỉnh kỉnh trên đường leo núi

– Không nên ham rẻ mà mua quá nhiều đồ trên đường vãn cảnh

– Không nên tham gia các trò chơi lừa bịp như ba cây, đánh cờ… vì những người tham gia toàn là người của họ cài vào. (Nếu đi lễ hội mới có, ngày thường không thấy)

– Khi đến các chùa, suối giải oan, ở đây có nhiều người xem bói nhưng thực chất chỉ là nghiệp dư, các bạn không nên xem để rồi lại phải lo nghĩ.

– Tốt nhất nên mang theo đồ ăn, nước uống vừa đảm bảo lại vừa tránh bị chặt chém. (Giá nước tháng 10/2013 : chai nước Aquafina = 10k, trà xanh không độ = 15k, C2= 10k…)
Vệ sinh tại Chùa Hương:
Du khách đến với Chùa Hương sử dụng khá nhiều đồ ăn và thải nhiều rác gây ô nhiễm. Ban quản lý cũng xây dựng và bố trí những thùng rác công cộng, tuy nhiên vẫn không đủ cho lượng rác lớn. Nhiều người vô tình hay cố tình vứt rác bừa bãi tạo một môi trường ô nhiễm. Du khách nên có thái độ bảo về môi trường, bảo vệ nơi tâm linh được sạch sẽ.
Vấn đề móc túi tại Chùa Hương
Do vào mùa lễ hội đông người đến du xuân nên tình trạng móc túi vẫn còn xảy ra, du khách nên để ý, cất kỹ điện thoại, ví tiền và những đồ dùng cá nhân. Những kẻ xấu thường lợi dụng lúc đông người để móc túi trắng trợn. Du khách nên để ý để bảo vệ tài sản cá nhân

Vấn đề đò chở khách ở lễ hội Chùa Hương

+ Vào đúng mùa du xuân, khách đông nên xảy ra tình trạng quá tải. Nhiều nhà đò cố tình xếp đông khách để đủ chỗ cho khách và để kiếm nhiều tiên nên bỏ qua sự an toàn của hành khách.

+ Nếu quý khách đi theo tour thì nên theo sự bố trí của hướng dẫn viên, còn nếu đi tự túc thì nên mặc cả và hợp đồng rõ ràng với người lái đò để đảm bảo an toàn và không tiền mất tật mang.

+ Kinh nghiệm đi chùa Hương không bị chặt chém:

– Xác định hành trình trước khi lên đường

– Cắt đuôi “cò đò”

– Mua vé từ Ban tổ chức lễ hội chùa Hương

– Xuống thẳng bến Yến tìm đò đi ghép

-Nên có sự thỏa thuận trước khi mua hàng

– Gọi vào đường dây nóng của Ban tổ chức lễ hội để được hỗ trợ khi gặp sự cố. Vì vậy, trong trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bị ép giá, trộm cắp… du khách cần thông báo ngay tới số “đường dây nóng” của Ban tổ chức lễ hội (04.8589.2280 – 04.8589.2281) hoặc trạm công an gần nhất để được hỗ trợ.

The post Lễ hội chùa Hương: Nơi lắng lòng mình của mỗi Phật tử appeared first on Tin Mới Nhanh.



from Tin Mới Nhanh http://ift.tt/1V3AlRD
via IFTTT

Related

Tin Mới Nhanh 3543677145340187427

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item