Những lễ hội xuân không thể bỏ qua

Tháng Giêng là khoảng thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm và cũng là lúc người dân đi lễ hội đầu năm rất đông.

1. Lễ hội chùa Hương ngày 6/1 ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Tết đến xuân về du lịch chùa Hương và cũng là lễ hội dài nhất cả nước. Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Chùa Hương là tập hợp nhiều động, chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp với thiên nhiên nhân tạo bao gồm đồi, núi, hang động, suối rừng và chùa, tháp…

2.Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh (Từ mùng 10 tháng giêng)

Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đồng Triều, với hệ thống cáp treo hoạt động hết công suất để phục vụ như cầu thưởng ngoạn du lịch Yên Tử của người dân.

Du lịch Yên Tử - GSV Travel

Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an còn có các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử…Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho các chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em.

3. Lễ hội Côn Sơn ngày 10/1 ở Hải Dương

Lễ hội Côn Sơn bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng. Chùa Côn Sơn (huyện Chí Linh, Hải Dương) đã được đón khách thập phương đến lễ Phật và trẩy hội. Chính thức lễ hội bắt đầu từ rằm tháng Giêng đến ngày 22 thì kết thúc.

4. Lễ hội khai ấn Đền Trần – Nam Định

Là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam, lễ hội khai ấn Đền Trần, Nam Định được tổ chức từ ngày 14 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đền Trần Nam Định (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) là một trong những lễ hội nhằm tri ân công đức 14 vị vua Trần.

Hầu hết du khách du lịch Đền Trần đều mong muốn có một tờ ấn và mong ước được thăng tiến trong nghề nghiệp. Ngoài lễ phát ấn, lễ hội còn tổ chức những hoạt động lễ hội truyền thống như: Múa rồng, múa lân, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ người…để phục vụ du khách tham quan.

5. Lễ hội Bà chúa Kho ngày 14/1 tại Bắc Ninh

Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam.

Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

6. Hội chùa Keo

Chùa Keo nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Hằng năm lễ hội chùa Keo được tổ chức vào ngay 14/1 âm lịch. Lễ hội thường tổ chức biển diễn hát du thuyền giao duyên, thi kéo co, thi hát văn, đạp niêu, bịt mắt đánh trống, thi chọi gà là những hoạt động văn hóa du khách được trải nghiệm khi đến với điểm du lịch quốc gia này.

Những lễ hội chùa đầu năm không thể bỏ qua

Chùa Keo Hành Thiện từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh.

Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng và sông Ninh Cơ

7. Hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.

Với ưu thế của một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn, thu hút đông du khách tham gia. Do có những điển tích gắn với các vị vua Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung, Lê Thánh Tông và tín ngưỡng thờ thánh Nguyễn, thần Cao Sơn, Bà chúa thượng ngàn nên lễ hội chùa Bái Đính vừa có sự sùng bái tự nhiên, vừa thể hiện tín ngưỡng đạo Phật, đạo Mẫu lại có cả Nho giáo.

Hành trình về miền đất Phật, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng với thiên nhiên ở một vùng quê bên sông Hoàng Long huyền thoại.

The post Những lễ hội xuân không thể bỏ qua appeared first on Tin Mới Nhanh.



from Tin Mới Nhanh http://ift.tt/1QPxcBu
via IFTTT

Related

Tin Mới Nhanh 4882919377944601118

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item