Lời nguyền 5.000 con trâu và trận động đất quả báo ở Nepal?

Nhiều ý kiến cho rằng, trận động đất mạnh 7,8 độ richter khiến 7.500 người chết là cái nghiệp mà người Nepal phải trả vì đã giết 5.000 con trâu trong lễ tế thần.
Kể từ thời điểm trận động đất kinh hoàng ở Nepal xảy đến hôm 26/4, trên các trang thông tin xã hội đã có rất nhiều lời đồn đoán cho rằng, thảm họa đó là cái nghiệp mà người Nepal phải trả vì đã nhẫn tâm giết chết 5.000 con trâu trong một lễ tế thần diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Theo ghi chép, lễ tế thần đó tên là Gadhimai của người Hindu ở Nepal, một trong những lễ tế động vật lớn nhất thế giới. Họ quan niệm, những con vật bị giết hại như trâu, bò, lợn, dê, cừu… phải hi sinh để làm vị thần sức mạnh Gadhimai “nguôi giận”.
Theo đó, cứ 5 năm 1 lần, khoảng 300.000 vật nuôi trong đó có 5.000 con trâu bị dồn vào một cánh đồng hoang rồi giết thịt. Vào ngày 28/11/2014, lễ hội diễn ra với tiếng hô vang “Gadhimai trường thọ” của những người đến tham dự. Những người đàn ông cao to lực lưỡng tiến vào khu vực giam giữ hàng nghìn con trâu rồi bắt đầu ra tay lấy mạng con vật. Nói về hành động này, những “đao phủ” cho hay, họ không cảm thấy tội lỗi mà ngược lại còn thấy vui vì đã có cơ hội để cảm ơn thánh Gadhimai, người đã cho gia đình họ một cuộc sống hạnh phúc.
Những người đi theo chiều hướng duy tâm cho rằng, việc giết hại hàng nghìn con trâu để phục vụ cho mục đích tâm linh là điều không nên bởi chúng cũng là cơ thể sống, cũng có suy nghĩ và hành động. Chính vì vậy, những gì mà người Nepal đang phải gánh chịu chính là lời nguyền quả báo, là cái nghiệp không thể tránh khỏi.
Những hình ảnh mà báo chí các nước đưa tin về lễ tế thần bằng 5.000 con trâu ở Nepal.

Xác trâu nằm la liệt. Đây là lời giải thích cho trận động đất kinh hoàng ở Nepal của những người theo chủ nghĩa duy tâm.
Dừng một chút để hiểu về cái nghiệp. Nghiệp là một học thuyết tôn giáo nói về cái "quả" mà một người phải gánh chịu vì những hành động của mình lúc trước, trong đó ác nghiệp được biết tới như là cái kết của một hành động xấu xa. Rất nhiều người đã cố gắng chứng minh nhưng chưa từng đưa ra được một định luật nào để gọi tên sự tồn tại của nó. Chỉ biết rằng, nếu tin thì là có, còn nếu không tin thì là không có.
Sau khi những đồn đoán về lời nguyền rùng rợn nói trên bắt đầu lan truyền mạnh mẽ, đã có rất nhiều người lên tiếng phản đối và hoàn toàn tin vào sự biến đổi của tự nhiên đã dẫn đến trận động đất kinh hoàng khiến hơn 7.500 người chết ở Nepal. Họ cho rằng, nghiệp đã trở thành một thứ lý thuyết khẩu hiệu, và chỉ vô tình áp trúng vào những trường hợp hoàn cảnh khó khăn mà thôi.
Thật không may là thiên nhiên không thực sự quan tâm tới triết lý của con người, và sự tiến hóa của loài khỉ đã giải thích cho sự phát triển một cách bình thường của thế giới tự nhiên. Động đất không phải là nghiệp, trừ khi những người tung ra lời đồn có thể chứng minh bằng thực nghiệm.
Không ai có thể làm được điều đó, vậy con người chỉ có thể kết luận rằng thảm họa động đất kinh hoàng ở Nepal chính là do sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Ấn Độ. Nó đã dịch chuyển tới 5 cm mỗi năm về phía bắc, vào khu vực Trung Á khiến vỏ trái đất đứt gãy và tác động nhiều đến dãy núi Himalaya gây ra chấn động.
Đây là lý giải của các nhà khoa học.
Đó là quá trình tự nhiên và sẽ còn xảy ra thêm nhiều lần nữa, có thể là 80 năm, 160 năm hay nhiều nhiều hơn, không ai có thể biết trước được. Nếu ai đó vẫn nghĩ rằng các mảng kiến tạo đó thực sự quan tâm tới cái chết của con người thì hãy quay ngược lại thời gian và hỏi các thầy cô giáo dạy môn khoa học của mình. Họ đã truyền dạy những tư tưởng thật là khủng khiếp.
Con trong lúc này, người dân Nepal đang phải gánh chịu nỗi đau mất mát cả về thể chất lẫn tinh thần sau cơn địa chấn 7,8 độ richter hôm 26/4 ở gần thủ đô Kathmandu. Hàng nghìn người bị chôn vùi dưới các lớp tro bụi, và số người chết được dự báo có thể lên tới hơn 10.000 người. 
Con người bị chôn vùi trong các lớp đất đá.
Nhà cửa đổ nát tan hoang.
Quay lại với phương pháp so sánh, theo thống kê của cơ quan giết mổ động vật thì lượng gia súc bị giết thịt ở bang Texas, Mỹ lớn gấp nhiều lần số con vật bị chặt đầu tại một lễ hội chỉ diễn ra 5 năm một lần ở Nepal. Và như vậy, theo logic học thì trận động đất kinh thiên động địa kia đáng lẽ phải xảy ra ở Mỹ mới phải.
Còn một câu hỏi nữa là bang Gujarat của Ấn Độ có số người ăn chay nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới thì tại sao họ vẫn phải hứng chịu cơn địa chấn dữ dội vào năm 2011? Cũng xin lưu ý rằng, lễ hội Gadhimai không phải là lễ hiến tế gia súc lớn nhất thế giới, mà Hajj mới là nơi giữ kỷ lục này.
Như vậy thì liệu đã có thể đưa ra kết luận về việc giết mổ động vật không hề liên quan tới thảm họa động đất hay chưa? Sẽ là cả giận mất khôn nếu như số đông người nào đó vẫn giữ suy nghĩ về cái nghiệp mà người Nepal phải trả trong những ngày vừa qua.
Nguồn: tintuc.vn

Related

tin nong trong ngay 4436149713514925218

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item