Người Hồi giáo ở Bắc Mỹ hoang mang trước làn sóng kỳ thị

Omar Suleiman đang ở nước ngoài thì nhận được tin từ vợ rằng địa chỉ nhà của họ và của hàng chục người khác đã bị một tổ chức chống đạo Hồi công bố trên mạng.

Friday Prayer at Dar al-Hijrah Mosque in Falls Church, Va., was attended by Representative Don Beyer Jr. and other elected officials as a show of solidarity.

Friday Prayer at Dar al-Hijrah Mosque in Falls Church, Va., was attended by Representative Don Beyer Jr. and other elected officials as a show of solidarity. CreditJacquelyn Martin/Associated Press

Những người Hồi giáo tập trung thể hiện sự đoàn kết tại một nhà thờ ở bang Virginia, Mỹ. Ảnh: AP

Sau những cuộc tấn công khủng bố ở Paris và California, những người Hồi giáo ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng phản đối dữ dội, thậm chí có phần bạo lực, ở khu vực này.

Suleiman, một học giả thường trú tại Trung tâm Hồi giáo Valley Ranch, thành phố Irving, bang Texas, Mỹ, phải cắt bớt chuyến công tác của mình và bay về nước.

Nhóm người chống đạo Hồi vừa tổ chức một cuộc biểu tình vũ trang bên ngoài Trung tâm Hồi giáo và có được địa chỉ nhà của Suleiman vì ông từng đăng ký phát biểu tại một cuộc họp hội đồng thành phố hồi tháng 3. Ông đã yêu cầu hội đồng thành phố không ủng hộ một dự luật nhà nước mà theo quan điểm của nhiều người trong cộng đồng Hồi giáo là chống đạo Hồi.

Giờ đây, địa chỉ nhà nơi ông sống cùng vợ và hai con nhỏ đã tràn ngập trên mạng Internet. Dù danh sách sau đó đã được gỡ bỏ nhưng Suleiman và vợ vẫn rất lo sợ.

“Hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người chống đạo Hồi đã có được địa chỉ nhà của chúng tôi. Đây là một hình thức đe dọa”, BBC dẫn lời ông nói.

Luận điệu bài Hồi giáo không còn lạ lẫm ở Bắc Mỹ. Nó đã lan đến cả cuộc bầu cử ở Canada, khi đương kim Thủ tướng Stephen Harper coi việc cấm mạng che mặt tại các lễ nhập tịch là một nền tảng trong chiến dịch tái tranh cử của ông.

Động thái này từ lâu nay đã sôi sục trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Một cuộc khảo sát hồi tháng 9 cho thấy có tới một phần ba nghị sĩ đảng Cộng hòa ở bang Iowa nghĩ rằng người Hồi giáo nên bị cấm ở nước này.

Sau cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris và ở San Bernardino, bang California, luận điệu chống Hồi giáo được thể hiện sắc nét trong những bài diễn thuyết chính trị ở Mỹ. Bằng chứng là lời đề xuất mới đây nhất của ứng cử viên tổng thống Donald Trump rằng nên cấm tất cả người Hồi giáo đặt chân lên đất Mỹ.

“Đất nước của chúng ta không thể trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công khủng khiếp do những kẻ chỉ có niềm tin vào chiến tranh Hồi giáo gây ra”, ông nói trong một thông cáo báo chí.

Dù ông Trump không có bất kỳ quyền hành nào để áp đặt lệnh cấm trên nhưng đối với những người Hồi giáo sống ở Canada và Mỹ, lời nói của ông và những ngôn từ chống đạo Hồi nói chung đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của họ.

[Caption]Dar al-Uloom al-Islamiyah, a mosque in San Bernardino where one suspect, Syed Rizwan Farook, sometimes worshiped. CreditMonica Almeida/The New York Times

Dar al-Uloom al-Islamiyah, thánh đường Hồi giáo ở San Bernardino, nơi nghi phạm xả súng vào trung tâm hỗ trợ người khuyết tật, thường đến cầu nguyện. Ảnh: NY Times

Ibrahim Hooper, giám đốc truyền thông quốc gia của hội đồng thành phố về quan hệ Mỹ – Hồi giáo cho biết: “Tôi đã làm công việc này nhiều thập kỷ nhưng chưa bao giờ thấy mức độ lo sợ của cộng đồng người Hồi giáo ở Mỹ như hiện nay. Mọi người đang tự hỏi liệu chuyện gì sẽ xảy ra với họ”.

‘JeSuisHijabi’

Một vài nhà thờ Hồi giáo đã phải thuê bảo vệ hoặc những người tình nguyện để trông chừng cửa ra vào và bãi đỗ xe. Tuy nhiên, trong vai trò là một trung tâm tôn giáo, nơi chào đón tất cả mọi người ghé thăm, các biện pháp trên khó có thể áp dụng lâu dài.

Umar Lee, một người giao hàng lâu năm với công việc suốt ngày ở trên đường, thường tới cầu nguyện ở những nhà thờ Hồi giáo tại bất kỳ thành phố nào mà ông đến. Ông cho biết, lần đầu tiên ông được yêu cầu đứng dậy và tự giới thiệu bản thân trước toàn thể giáo đoàn.

“Tôi đã tới hàng trăm nhà thờ Hồi giáo nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp phải chuyện này ở nhà thờ”, ông kể.

Những phụ nữ Hồi giáo thậm chí còn lo sợ hơn vì họ dễ bị nhận ra là người theo đạo Hồi khi dùng khăn che đầu và mặt. Ở New York, một bé gái lớp 6 đã bị tấn công ở sân chơi và bị gọi là thành viên của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) chỉ vì cô bé mang khăn che mặt.

Một người phụ nữ ở Toronto, Canada bị gọi là kẻ khủng bố, bị đấm vào bụng và mặt, bị lột khăn che đầu. Một người phụ nữ khác ở Toronto bị ép vào tường và bị yêu cầu trở về nước, dù cô không phải là người Hồi giáo và đang quấn khăn quanh tai vì lạnh.

Những cuộc tấn công trên đã dẫn đến một chiếc dịch trên mạng gọi là #JeSuisHijabi. Chiến dịch này khuyến khích những phụ nữ không phải người Hồi giáo thử mang khăn che đầu và gặp gỡ ở những nơi công cộng để nói về ý nghĩa đằng sau những chiếc khăn đó.

“Trong thời điểm này, việc mang khăn che đầu càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng phụ nữ Canada liệu có từ bỏ chiếc khăn chỉ vì lý do này không? Không đâu. Họ trung thành với đất nước của mình. Họ chắc chắn sẽ lên tiếng để chống lại khủng bố”, Hena Malik, người khởi xướng chiến dịch trên, nói.

Những người Hồi giáo ở Mỹ và Canada cho hay nỗi lo ngại trong cộng đồng thường bắt nguồn từ mạng xã hội. Một người chia sẻ một câu chuyện chuyện họ bị quát mắng, nguyền rủa, thậm chí là hành hung và cứ thế nỗi sợ hãi lan ra.

Lee nói rằng anh nghĩ rằng việc cảnh giác là quan trọng, nhưng anh lo rằng cơn thịnh nộ đang lan rộng có thể khiến người Hồi giáo không thể đi theo tôn giáo của mình nữa.

“Khi bạn cản mọi người tới nhà thờ và tham gia vào đời sống của cộng đồng người Hồi giáo, bạn đã làm tổn hại họ về mặt tinh thần. Bạn đẩy họ đến bờ vực, họ khốn khổ rồi lại quay trở về với đạo Hồi. Họ thực sự cần tôn giáo trong đời sống của họ. Đe dọa người khác như vậy thật vô trách nhiệm”, Lee nói.

nguoi-hoi-giao-o-bac-my-hoang-mang-truoc-lan-song-ky-thi-2

Người Hồi giáo biểu tình bên ngoài Nhà Trắng ở Washington với biểu ngữ “Hồi giáo chống IS” hôm 6/12. Ảnh: NY Times

Suleiman được nghe kể rằng có nhiều người đàn ông không dám cầu nguyện một cách công khai và phụ nữ thì tự hỏi rằng liệu họ đội mũ để che khăn đi có được không.

Bởi vậy, ông đã làm một video và đăng tải trên Youtube để đảm bảo với họ rằng, từ khía cạnh học thuật, không cầu nguyện hoặc không mang khăn che đầu đều được phép nếu họ lo lắng cho sự an toàn của mình. Nhưng ông cũng muốn đưa ra những lời ủng hộ và khích lệ các cộng đồng Hồi giáo ở Texas.

“Việc đàn ông và phụ nữ Hồi giáo duy trì bản sắc là rất quan trọng. Chúng ta không thể để sự sợ hãi làm chủ đức tin của mình. Chúng ta phải kiên cường”, ông nói.

Cùng lúc đó, ông cũng hoang mang khi nghe tin một cuộc biểu tình khác đang được lên kế hoạch bên ngoài nhà thờ Hồi giáo ở Irving do các hội nhóm tổ chức.

“Nghe tin họ vẫn ở quanh đây và tổ chức một thứ gì đó, đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo cho thấy chúng ta đang trở nên chùn bước trước những ngôn từ chống đạo Hồi”, ông nói.

Nguồn: vnexpress.net

The post Người Hồi giáo ở Bắc Mỹ hoang mang trước làn sóng kỳ thị appeared first on Tin Mới Nhanh.



from Tin Mới Nhanh http://ift.tt/1TGA7PG
via IFTTT

Related

Tin Mới Nhanh 4974712027313271607

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item