Công trình xây dựng trái phép tại khu du lịch chùa Hương: Ai cấp phép

Sau những ồn ào về công trình xây dựng trái phép- Hương nghiêm giảng đường trong khuôn viên di tích du lịch chùa Hương (huyện Mỹ Đức), mới đây Sở VH-TT Hà Nội đã tổ chức cuộc kiểm tra tại di tích này, với sự tham gia của đại diện của Cục Di sản Văn hóa, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

Du lịch chùa Hương - GSV Travel

Công trình xây dựng trái phép tại chùa Hương (Hà Nội) .

Công trình này được xây dựng và hoàn thiện trong giai đoạn từ 2011 đến 2013. Tại cuộc kiểm tra liên ngành này, ông Nguyễn Chí Thanh – Trưởng ban Quản lý di tích Hương Sơn tiếp tục cho rằng, công trình rộng tới 400m2 mặt sàn, thiết kế 2 tầng mái xây trên diện tích đất từng thuộc quyền quản lý của các công ty du lịch thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) và đương nhiên, không phải là di tích gốc. Năm 2000, công trình này được bàn giao cho nhà chùa quản lý. Năm 2011, nhà chùa có văn bản xin xây dựng, vì 2 dãy nhà cũ đã xuống cấp, Ban Quản lý Di tích đã hướng dẫn nhà chùa các thủ tục xây dựng với phương châm “vừa xây vừa xin phép”.

Về phía nhà chùa, Thượng tọa Thích Minh Hiền – trụ trì chùa Hương cho biết: Trước khi xây dựng công trình Hương nghiêm Giảng đường, nhà chùa đã làm tờ trình gửi lên UBND huyện Mỹ Đức và được UBND huyện đồng ý. Đại diện UBND huyện thời đó đã ký vào tờ trình nhưng giờ nhà chùa không nhớ ai là người ký. “Không phải chúng tôi ngại xin phép, cũng không phải là chúng tôi không hiểu gì về thủ tục hành chính, nhưng những dãy nhà cấp 4 dột nát trước đây không phải là hạng mục cấu thành di tích đã xếp hạng, nên không thể nói rằng công trình mới xây dựng là xâm phạm di tích”, Thượng tọa Thích Minh Hiền lý giải.

Còn ông Nguyễn Văn Hậu- Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức một lần nữa bảo vệ quan điểm, vị trí xây dựng công trình Hương nghiêm Giảng đường không động chạm, không làm ảnh hưởng tới di tích gốc, chỉ là do những người làm công tác quản lý hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa chưa đến nơi, đến chốn nên thủ tục xin hồ sơ mới chưa hoàn thiện.

Ông Nguyễn Minh Khang- Phó Trưởng phòng quản lý di tích (Cục Di sản Văn hóa) viện dẫn các điều luật: Điều 36 Luật Di sản Văn hóa; Điều 15 Nghị định 98 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa đều quy định rõ, khi xây dựng các công trình nằm ngoài các công trình bảo vệ di tích nhưng có ảnh hưởng đến di tích vẫn phải xin thỏa thuận của Bộ VH-TT&DL. Ở đây, công trình này đặt trong cảnh quan chung là ảnh hưởng đến di tích một cách rõ ràng. Ai cho phép xây dựng công trình này thì đều phạm luật cả.

Đại diện Cục Di sản Văn hóa cho biết thêm, sau khi tham gia kiểm tra thì còn nhận thấy một vài sai phạm khác ở khu du lịch chùa Hương, đề nghị Sở VH-TT Hà Nội vào cuộc, kiểm tra tổng thể các công trình xây dựng tại di tích này, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, từ đó đưa ra hướng giải quyết.

Phó Giám đốc Sở VH-TT Trương Minh Tiến khẳng định, việc xây dựng công trình có quy mô hoành tráng như hiện tại là không phù hợp, trái với các quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Ông cho hay, khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn đã được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962, thì mọi việc liên quan đến công tác tu bổ, tôn tạo di tích đều phải được sự đồng ý của Bộ VH-TT&DL. Hạng mục Hương nghiêm Giảng đường nằm ngay cạnh các hạng mục di tích gốc của chùa Thiên Trù thì không thể nói không ảnh hưởng tới cảnh quan, không gian, không ảnh hưởng tới di tích gốc.

Dẫu vậy, một băn khoăn cũng đang được đặt ra, một công trình đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2013, nhưng phải đến cuối tháng 10, đầu tháng 11-2015, nhờ sự phát hiện của báo chí mới được các cấp… xem xét. Vài phải đến ngày 21/12 vừa qua, cuộc thanh kiểm tra liên lực lượng mới được tổ chức. Vậy câu hỏi đặt ra là: có hay không sự trậm trễ vào cuộc của cơ quan chức năng?

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài- Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hoá Việt Nam trước đây, chùa Hương từng xây dựng nhiều hạng mục và đều được Bộ VH-TT&DL thoả thuận. Như thế có nghĩa không phải không được xây dựng, mà phải xây như thế nào, hình thức kiến trúc ra sao để không “vênh” với các công trình hiện có.

Được biết, mới đây Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia đã gạt hồ sơ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Hương ra khỏi danh sách xếp hạng của năm nay cũng bởi các lý do: thứ nhất quản lý yếu kém, thứ hai để tồn tại công trình trái phép kể trên, bên cạnh đó thực hiện phân cấp quản lý không tốt. Sau cuộc kiểm tra vừa rồi, ông Trương Minh Tiến cho biết Sở VH-TT Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, làm rõ để có đánh giá cụ thể về mức độ sai phạm của công trình Hương nghiêm Giảng đường trong thời gian sớm nhất. Sau đó, Sở sẽ xin ý kiến các nhà khoa học về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, nhằm đưa ra phương án giải quyết tối ưu.

Giải quyết theo phương án nào với một công trình vi phạm đã tồn tại hơn 2 năm qua, rõ ràng không phải đơn giản. Chỉ biết rằng lại một mùa lễ hội chùa Hương nữa sắp về. Có ai chắc sẽ không còn những hệ lụy từ một công trình xây dựng trái phép tiếp tục phát sinh…

The post Công trình xây dựng trái phép tại khu du lịch chùa Hương: Ai cấp phép appeared first on Tin Mới Nhanh.



from Tin Mới Nhanh http://ift.tt/1m9h6Ku
via IFTTT

Related

Tin Mới Nhanh 7938786046120742395

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item