Về Hưng Nguyên vãn cảnh đền thờ Nguyễn Biểu

Hưng Nguyên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng với bề dày lịch sử trên 540 năm có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích có giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được nhân dân bao đời nay đã có công sáng tạo, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị trong quá trình đấu tranh, xây dựng và phát triển của quê hương, đất nước. Đền Nguyễn Biểu thuộc xã Hưng Lam được UBND tỉnh Nghệ An công nhận di tích lịch sử văn hoá năm 2009.

Đền thờ Nguyễn Biểu xã Hưng Lam được xây dựng vào cuối Lê đầu Nguyễn, là nơi thờ phụng 2 nhân vật lịch sử của vùng đất La Sơn, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đó là Nguyễn Biểu và Phan Quốc Hoa thu hút rất đông du khách du lich Cua Lo về tham quan thắp hương.

Du lịch Nghệ An - GSV Travel

Căn cứ tài liệu lịch sử và huyền sử cho biết Nguyễn Biểu sinh vào thời Hậu Trần, ở làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là xã Đức Phúc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).

Ông là người nổi tiếng thông minh học giỏi “Học một biết mười, văn chương siêu chúng”. Ông đậu Thái học sinh (ngang tiến sĩ sau này) vào khoa thi vào cuối đời Trần và làm đến chức Điện tiền thị Ngự sử.

Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ xã hội phong kiến nước ta có nhiều biến động lớn, nhà Trần đã ở vào thời kỳ suy vong, đất nước ngày càng suy yếu, lợi dụng cơ hội đó mùa hè năm 1406 nhà Minh sai tướng là Trương Phụ đưa hàng vạn quân sang xâm lược nước ta với chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ”. Sau khi thôn tính được nước ta chúng chia nước ta thành 17 phủ, 5 châu, lập ra cả thảy 472 nha môn để hợp pháp ách cai trị, với chính sách tàn bạo đã được Nguyễn Trãi ghi trong Bình Ngô Đại Cáo:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”

Căm phẫn trước những hành động bạo ngược của quân xâm lược, khắp nơi trong cả nước đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh, tiêu biểu là 2 cuộc khởi nghĩa của 2 quý tộc nhà Trần là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng với nhiều mưu sĩ tài ba như: Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Đặng Tất và Nguyễn Biểu.

Nguyễn Biểu là một mưu sĩ, ngay từ rất sớm đã theo phò tá Trần Quý Khoáng, ông là một trong những người đã có nhiều đóng góp cho cuộc khởi nghĩa như: bàn mưu tính kế giúp vua Trùng Quang nhiều lần tiến quân ra Bắc giành được thắng lợi và gây cho quân Minh nhiều thiệt hại, ông còn giúp vua chọn địa thế để đóng đại bản doanh ở vùng Chi La và đốc thúc quân lính xây dựng phòng tuyến kiên cố tại đây.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng với thế và lực non yếu vua quan nhà Hậu Trần không thể ngăn đường Nam tiến của quân xâm lược. Đến năm 1413 tướng nhà Minh là Trương Phụ tập trung quân thủy, bộ tiến vào phía Nam Đại Việt và đóng quân tại núi Lam Thành, Nghệ An.

Trước tình thế ngày càng bất lợi cho nghĩa quân, vua Trùng Quang quyết định thiên đô vào Hóa Châu (Quảng Trị – Thừa Thiên Huế), để làm kế hoãn binh và tin vào lời chiếu của vua Minh Thái Tổ. Vua Trùng Quang cử người đi “cầu phong”. Nguyễn Biểu quan Ngự sử của triều đình đứng ra nhận trọng trách này, ông biết chuyến này đi dễ khó về nhưng vẫn dám xả thân vì nghĩa lớn. “ Há một cung tên lồng chí trẻ, bội mười vàng sắt đúc gan già”

Trước kẻ thù ông giữ vững phong thái ung dung, tư thế hiên ngang “không run, không sợ, nét mặt vững vàng lời nói mạnh bạo”. Trương Phụ dùng mọi cách để bắt ông khuất phục. Hắn bắt ông lạy, ông không lạy, hắn dọn cỗ đầu người mời ông ăn, không chút do dự ông lấy đũa khoét 2 con mắt chấm dấm ăn, vừa ăn ông vừa đĩnh đạc thốt lên câu “Đã mấy khi người Nam được ăn đầu người Bắc”, sau khi ăn xong ông còn ngâm bài thơ “ăn cỗ đầu người”. Sau khi nghe xong bài thơ Trượng Phụ phải khâm phục mà thốt lên rằng “Thực là một tráng sĩ thấy thế mà không kinh sợ” rồi thả cho ông về nhưng khi đoàn sứ giả vừa đến Lam Kiều thì bị bắt trở lại. Chúng dẫn ông đến trước mặt Trượng Phụ bắt ông quỳ lạy, ông không chịu khuất phục, chúng trách ông vô lễ, ông liền nghiêm sắc mặt mà mắng Trương Phụ rằng: “Bề trong thì lấy kế để mưu đánh lấy, bề ngoài thì phao rằng đem quân để làm việc nhân nghĩa. Đã hứa lập con cháu họ Trần, mà lại bày đặt ra quận, huyện để cai trị, không những cướp của cải quý báu, mà lại còn giết hại sinh dân, bay thật là tụi giặc làm càn”. Trương Phụ sai trói ông dưới chân Lam Kiều để nước sông dâng lên dìm chết. Trong lúc chờ đợi cái chết đến với mình Nguyễn Biểu đã để lại bút tích bằng máu được truyền khẩu đến ngày nay tại chân cầu với 7 chữ “Sóc nhật, thất nguyệt, Nguyễn Biểu tử”(ngày mồng 1 tháng 7 ÂL Nguyễn Biểu chết). Nhưng lạ thay hôm đó nước thủy triều không dâng lên đến chỗ Nguyễn Biểu bị trói, Trương Phụ sợ quân lính bị lung lạc tinh thần khi nghe Nguyễn Biểu vạch trần tội ác của mình, liền cho quân lính đưa ông về chùa An Quốc và giết hại ông tại đó. Vua Trùng Quang được tin ông tử tiết hết sức thương xót sai làm văn Dụ tế, nhà sư chùa Yên Quốc cũng soạn bài văn làm lễ cầu siêu cho ông. Nguyễn Biểu vị sứ giả của dân tộc đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Minh. Tiết tháo của Nguyễn Biểu thật là lẫm liệt, trước giặc giữ lòng chỉ nghĩ đến vua, trước vận suy của nước vẫn làm rạng danh quốc thể.

Sau cái chết oanh liệt của sứ thần đất Việt, Trương Phụ càng khâm phục khí khái của ông nên đã lấy hậu lễ cho đưa thi hài của ông về an táng tại quê nhà xã Bình Hồ, huyện Chi La. Vùng đất Nghĩa Liệt xưa là nơi chứng kiến sự kiện Nguyễn Biểu đi cầu phong, chứng kiến khí phách kiên cường của ông trước kẻ thù và là nơi ông trút hơi thở cuối cùng nên vua Lê Thái Tổ đã phong cho ông là “Nghĩa sĩ đại vương” và cho xây dựng ngôi đền tại quê nhà. Về sau các triều đại phong kiến Lê – Nguyễn tiếp tục gia phong và cho xây dựng thêm nhiều ngôi đền tại vùng Nghĩa Liệt để thờ phụng như: đền Trên, đền Dưới, đền Yên Cư, đền Phúc Hải, đền Yên Thái,…
Nguyễn Biểu chết nhưng tấm gương Nghĩa Liệt của ông vẫn sống mãi với non sông đất nước, với quê hương núi Hồng, sông Lam và du khách du lịch Quan Lạn.

Tại đền thờ Nguyễn Biểu ngoài nhân vật Nguyễn Biểu còn phối thờ nhân vật Phan Quốc Hoa.
Phan Quốc Hoa sinh ra và lớn lên tại xã Việt Yên Hạ, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là người thông minh, nhanh nhẹn, văn võ toàn tài. Năm 1535, niên hiệu Nguyên Hòa 3, đời vua Lê Trang Tông ông tham gia kỳ thi đình đậu tiến sĩ và được bổ làm quan Huấn đạo phủ Hà Hoa (tức là vùng Thạch Hà, Kỳ Anh hiện nay,) ông được vua Lê Anh Tông tin dùng và giao cho ông chỉ huy đội thủy binh. Vào năm 1557, niên hiệu Thiên Hựu, triều vua Lê Anh Tông, nhà Mạc đưa quân vào cướp Nghệ An, ông phụng mệnh nhà vua chỉ huy đội thủy binh chống lại nhà quân nhà Mạc tại vùng núi Thành, sông Lam. Trong một trận giao tranh ác liệt không may ông bị trọng thương, quân lính đưa ông vào chùa An Quốc và ông mất tại đó. Cảm kích trước sự hi sinh của một vị tướng đã xả thân vì nghĩa lớn, nên người dân Nghĩa Liệt xưa đã lập đền thờ để thờ phụng như: đền Long Giang, đền Yên Cư và phối thờ ở chùa An Quốc, đền Nguyễn Biểu, đền Yên Thái.

Trước năm 1945, lễ hội đền Nguyễn Biểu được tổ chức 3 năm một lần vào ngày mất của Đức Thánh Nghĩa Vương Nguyễn Biểu do Tổng Phù Long và Làng Hưng Nhân tổ chức, sắc được rước từ đền Nguyễn Biểu về đình làng Hưng Nhân làm lễ, rồi rước sắc xuống đền Dưới rồi vòng về yên vị tại Đền và tiến hành lễ đại tế. Theo lời kể của nhân dân địa phương, ngày tế Ngài thường có mưa, mây đen đầy trời, chớp lòe sấm động và ai cũng tin là uy linh của Ngài có thể chuyển trời động đất. Trong ngày đại tế người người về đây thắp nén hương thơm cầu mong thần thánh phù hộ độ trì cho sức khỏe, yên vui và thịnh vượng.

Sau lễ đại tế, xung quanh đền còn tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: đua thuyền, chọi gà, đấu vật, chạy thi, chơi đu,…Ngoài lễ hội chính hàng năm tại di tích còn diễn ra các ngày lễ thường tân vào tháng tư, lễ thay áo vào 30/6, ngày 15/1 và 15/8.

Di tích đền Nguyễn Biểu nằm trên núi Lam Thành – là một di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng, có vị trí đẹp, cảnh sông uốn, núi chầu, đã tạo cho nơi đây một vùng non nước mây trời hùng vĩ, là điểm giao hoà với trời đất, là nơi khí thiêng hội tụ. Di tích đã tồn tại hàng trăm năm nhờ ý thức bảo vệ và giữ gìn của nhân dân. Kiến trúc di tích tuy không đồ sộ nhưng vẫn giữ được đầy đủ các công trình như: tam quan, nhà hóa vàng, nhà Bái đường và hai nhà hậu cung, tạo thành một quần thể kiến trúc liên kết chặt chẽ trên một mặt bằng không gian vừa phải. Kết cấu kiến trúc tương đối cổ kính với nhiều mảnh chạm trang trí đẹp, nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật kiến trúc cao như: mảng chạm 2 vì kèo đầu đốc phía trước hai nhà mái đường, long ngai bài vị, lư hương bằng đất nung, biển gỗ, đại tự, câu đối,…

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dưới sự tác động của thiên nhiên, chiến tranh và con người di tích đã bị xuống cấp, năm 2009 chính quyền địa phương cùng nhân dân xã Hưng Lam và du khách tour Hà Nội Đà Nẵng đã công đức tu sửa để di tích được khang trang, sạch đẹp như hôm nay. Năm 2009 đền Nguyễn Biểu đã được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa, đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Đó không chỉ là vinh dự cho nhân dân xã Hưng Lam, mà là của cả Đảng bộ và nhân dân huyện nhà. Hướng tới kỷ niệm 600 năm ngày mất Nguyễn Biểu là dịp để chúng ta nhìn lại và tự hào về mảnh đất mình sinh ra, với những tên xóm, tên làng, tên người đã góp phần tạo nên truyền thống lịch sử, văn hoá tốt đẹp.

The post Về Hưng Nguyên vãn cảnh đền thờ Nguyễn Biểu appeared first on Tin Mới Nhanh.



from Tin Mới Nhanh http://ift.tt/1QoDCqn
via IFTTT

Related

Tin Mới Nhanh 2996488249065838663

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item