Về xứ Thanh khám phá làng cổ Thọ Vực

Vĩnh Lộc được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều khu, quần thể di tích lịch sử có giá trị cùng thời gian về mặt khảo cổ, lịch sử, văn hóa, tâm linh.

Bên cạnh Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Vĩnh Lộc còn có một khối lượng di tích, danh thắng đậm đặc (có 147 di tích) được Ủy ban Di sản thế giới nhận định rằng chính phong cảnh núi, sông nơi đây đã tạo nên “nguyên tắc phong thủy”, một vùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cho vùng kinh đô cổ Tây Đô, mà làng cổ Thọ Vực là một trong những địa danh được các nhà địa chất đánh giá là “Hạ Long trên cạn”.

Đồng hành cùng du khách du lịch Thanh Hóa về thăm làng cổ Thọ Vực, ông Phạm Ngọc Sơn, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Nằm dưới chân núi Tiến Sĩ xã Vĩnh Ninh, thời Bắc thuộc vùng đất này có tên là Thiên Vực và được đổi thành Thọ Vực từ cuối thế kỷ XIX. Đất Thọ Vực có nhiều di tích, danh thắng đẹp như: Chùa Thông, động Hồ Công, núi Tiến Sĩ, thung lũng Ao Thăng, thung lũng Ao Sen và những ghềnh đá bên bờ sông Mã… Hầu hết các núi đá ở Vĩnh Ninh đều nằm trên đất làng Thọ Vực: núi Tiến Sĩ (núi Thần), núi Hí Mã, núi Xuân Đài. Khi khảo sát, thẩm tra hồ sơ đề cử Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, các chuyên gia tư vấn của UNESCO đã không khỏi ngạc nhiên vùng cảnh quan độc đáo, với kết cấu địa chất “lạ” của núi non nơi đây. Theo sách “Thanh Hóa chư thần lục” của triều Nguyễn biên soạn năm 1903 thì làng Thọ Vực thờ Thần Quan Gia Đô Bác làm thành hoàng làng. Núi Tiến Sĩ (núi Thần) là ngọn núi đá nhỏ có hình dáng một ông già đang ngồi, nhìn từ phía nam sang phía bắc. Hình dáng ông già đang ngồi khá rõ nét: trán, mũi, cằm, vai thể hiện tư thế của một người đang trầm tư suy nghĩ. Phía trước là núi Xuân Đài, nằm len giữa hai dãy núi đá vôi tầng tầng, lớp lớp như được tạo hóa đẽo gọt công phu, với kết cấu đá phân lớp nằm ngang kiểu “chồng mâm”, ngay ngắn như những quyển sách xếp lên nhau, rất hiếm thấy ở các nơi khác của Việt Nam.

Theo con đường nhỏ quanh co dẫn lên động, ông Phạm Ngọc Sơn, giới thiệu: nổi tiếng từ xưa dưới chân núi Xuân Đài có chùa Du Anh (tức chùa Thông, được xây dựng năm 1270). Chùa Thông, là nơi tu ẩn của công chúa Du Anh thời Lý, nên còn được gọi là chùa Du Anh. Hai bên chùa có Nhật hồ và Nguyệt hồ, phía sau có bức bình phong bằng đá, phía trước trông ra núi Trác Phong. Trải thời gian, chùa không còn dáng vẻ nguyên sơ, nhưng những dấu vết còn lại cũng đủ để hình dung được địa thế và quy mô của ngôi chùa. Từ chùa Du Anh, men theo sườn núi ngược lên các bậc thang đá tự nhiên xếp bậc từ thấp lên cao thành lối mòn dẫn đến động Hồ Công, từng được người xưa liệt vào kỳ quan bậc nhất ở xứ Nam. Giữa lưng chừng núi ngước nhìn lên, du khách du lịch biển Hải Tiến gặp một phiến đá lớn trải dài khắc nổi lớn chữ “thanh kỳ khả ái” (đẹp lạ đáng yêu), đây là chứng tích về lòng ngưỡng mộ của người xưa trước cảnh trí thiên nhiên mỹ lệ. Trước mặt chúng tôi là một bức tranh sơn thủy hữu tình, sông, núi, ruộng đồng, làng mạc đan vào nhau. Sông Mã như một dải lụa biếc, từ miền ngược về, lượn ngang chân núi các làng cổ Hồ Nam, Thọ Vực… nổi lên như những đảo mầu xanh lục. Trước cửa động có bốn chữ khắc chìm “sơn bất tại cao” (núi không nhất thiết phải cao), tương truyền do Hồng Anh cư sĩ Nguyễn Nghiễm (thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du) sai khắc. Hơn thế, chúng tôi còn được đắm mình trong huyền thoại, truyền thuyết và dã sử, giữa cái thực, cái hư luôn đan quyện vào nhau như những nhân chứng của một thời quá vãng. Và, một điều hết sức có ý nghĩa là núi Xuân Đài có những dấu vết của một công trường khai thác đá cổ để xây dựng Thành Nhà Hồ. Mặt khác, những hiện vật tìm thấy ở nơi đây như: rìu đá, búa đá, trống đồng, thạp đồng, có niên đại cách đây khoảng 2.000 – 2.500 năm, đã khẳng định đất Thọ Vực có cư dân của nền văn minh Đông Sơn (người Việt cổ) sinh sống. Trống đồng Thọ Vực thuộc trống đồng Đông Sơn là một trong những loại trống đồng đẹp nhất hiện đang được quản lý tại Bảo tàng Thanh Hóa.

Du lịch Thanh Hóa - GSV Travel

Từ xưa đến nay, người Thọ Vực có truyền thống lâu đời trong học hành, khoa cử và trọng chữ nghĩa. Có lẽ xuất phát từ truyền thống hiếu học của địa phương và hiện hữu hình ảnh một ông tiến sĩ trong làng nên Thọ Vực nói riêng, xã Vĩnh Ninh nói chung, hàng năm con cháu học hành đỗ đạt với tỷ lệ cao trong huyện. Đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nơi đây cũng mang đậm chất làng quê mộc mạc. Trước kia làng có tục hát ghẹo (hát đối đáp giữa các nam thanh nữ tú trong làng và các làng khác), hội bơi thuyền (dân Thọ Vực giỏi nghề sông nước nên mỗi lần mở hội đua thuyền thì dân Thọ Vực đều đoạt giải cao; tục cầu đảo (cầu mưa) mỗi khi hạn hán, tục kết chạ (kết nghĩa anh em). Những năm gần đây, để bảo tồn các trò chơi, trò diễn, hát ghẹo dân gian của làng, Thọ Vực đã lập một đội văn nghệ gồm những người cao tuổi, những người nặng lòng với bảo tồn văn hóa truyền thống có trách nhiệm truyền cho con cháu hát múa; dạy cho lớp trẻ các trò chơi dân gian trong các dịp lễ, hội. Nhờ đó đến nay, làng vẫn còn giữ được các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy. Khi nhắc đến sản vật của quê hương, người dân làng Thọ Vực có câu: “Cơm gạo lốc, ốc Ao Sen, cá lừ hang Khởm”. Tất cả, những văn hóa truyền thống, giàu bản sắc của địa phương được xem là “bảo vật” của cha ông để lại mà lớp con cháu có trách nhiệm gìn giữ, đắp bồi.

Làng cổ Thọ Vực là điểm tham quan, du lịch sinh thái làng quê trung du hấp dẫn trên vùng đất nhiều di sản văn hóa được nhiều người biết đến. Hàng năm, nơi đây thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách du lich Sam Son thập phương đến tham quan. Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, cho biết: về Thọ Vực đã thấy hình ảnh nông thôn mới đang dần rõ nét. Vui nhất là những di tích, danh thắng không bị phá vỡ trong quá trình kiến thiết bởi việc quy hoạch đã song hành với trùng tu bảo vệ, tạo nên một bức tranh sinh động của làng quê. Còn ông Nguyễn Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Ninh, cho hay: Hiện xã đang xây dựng nông thôn mới, nhưng làm thế nào để không mất đi nét đẹp vốn có của địa phương, từ đó nâng cao chất lượng cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân là vấn đề quan trọng. Xác định rõ điều đó nên ngoài nguồn lực của Nhà nước, xã Vĩnh Ninh tập trung huy động sức dân tham gia đóng góp xây dựng địa phương thông qua hoạt động xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường, văn hóa, văn nghệ, TDTT, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…, đặc biệt là bảo tồn các di tích đã phát hiện. Đến nay trên địa bàn xã Vĩnh Ninh không còn nạn khai thác đá. Người dân làng Thọ Vực nói riêng và xã Vĩnh Ninh nói chung, ngày càng hiểu được giá trị quý báu của làng quê mình, dốc tâm gìn giữ để làng cổ Thọ Vực thực sự trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

The post Về xứ Thanh khám phá làng cổ Thọ Vực appeared first on Tin Mới Nhanh.



from Tin Mới Nhanh http://ift.tt/1qX0vx1
via IFTTT

Related

Tin Mới Nhanh 9167451277695455145

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item