Khám phá vườn Quốc gia Cát Bà

Vườn Quốc Gia Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn.

VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 hải lý về phía đông.

Có tọa độ địa lý:

20°44′50″-20°55′29″ vĩ độ bắc.

106°54′20″-107°10′05″ kinh độ đông.

Bắc giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ Long. Tây giáp thị trấn Du Lịch Cát Bà Hải Phòng và các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào.

Toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50–200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.

Vườn quốc gia Cát Bà có diện tích 26.240 ha, trong đó 17.040 ha đất đảo và 9.200 ha mặt nước biển. Ðây là nơi hội tụ nhiều hệ sinh thái (HST) khác nhau: HST rừng ngập mặn, HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng biển với các rạn san hô. Có một hệ động thực vật đa dạng, gồm 2.320 loài động thực vật, trong đó có 282 loài động vật sống trong rừng, 538 loài động vật sống ở đáy biển, 196 loài cá biển, 771 loài thực vật trên cạn, 23 loài thực vật ngập mặn, 75 loài rong biển, 177 loài san hô…

Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi. Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch).

Du lịch Cát Bà - GSV Travel

Thành phần thực vật có 741 loài khác nhau, nhiều loại cây gỗ quý như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Himalaya, thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài.

Ðặc biệt quần đảo Cát Bà có đến 60 loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như: Ðộng vật có voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, quạ khoang, sóc đen…; thực vật có thổ phục linh, lát hoa, kim giao, sến mật. Ðặc biệt ở khu vực Trung Trang có rừng kim giao, một loại cây đặc hữu sống thành tập đoàn trên một diện tích hàng chục ha giữa trung tâm vườn. Theo khảo sát mới đây, ở Cát Bà hiện chỉ còn hơn 60 con voọc đầu trắng – loài đặc hữu duy nhất ở nước ta và trên thế giới.

Trên đảo chính có thảm rừng nhiệt đới xanh tươi quanh năm. Đây là một khu rừng nguyên sinh và là một trong những khu vườn quốc gia lớn nhất đất nước(vườn quốc gia Cát Bà). Diện tích quy hoạch bảo vệ là 15.200 ha, gồm 9.800 ha và 4.200 ha biển. Rừng Cát Bà được công nhận là vườn quốc gia từ ngày 23.05.1983.

Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong kỳ họp của Hội đồng quốc tế về phối hợp chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại Paris, ngày 29/10/2004. Việc quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch, thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và nghiên cứu khoa học.

The post Khám phá vườn Quốc gia Cát Bà appeared first on Tin Mới Nhanh.



from Tin Mới Nhanh http://ift.tt/227gSEf
via IFTTT

Related

Tin Mới Nhanh 311977289553946635

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài đăng phổ biến

item